Hành tinh lấp lửng

Cách tính toán đỉnh nhà khác nhau của những hệ thống nhà hiếm khi ảnh hưởng đến vị trí của một hành tinh, trừ khi hành tinh đó nằm ở những độ đầu tiên và những độ cuối cùng của một nhà. Để giải quyết vấn đề này, có vài trường phái chiêm tinh không dùng đến các nhà trong việc phân tích. Vài chiêm tinh gia thì gần như chỉ sử dụng mù quáng một hệ thống nhà nhất định. Vài chiêm tinh gia khác thì so sánh những hệ thống nhà với nhau bằng cách liên hệ nó đến trải nghiệm của khách hàng.  Họ đối chiếu thời gian xảy ra của các sự kiện với thời gian khi một hành tinh đi qua các đỉnh nhà ở những hệ thống nhà khác nhau.  Phương pháp này tiệm cận với phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng nhất trong các môn khoa học chính thống.

Có một số ít những chiêm tinh gia phân tích vị trí phần tư của hành tinh thay vì vị trí nhà của chúng. Nhà một, hai, ba tạo nên phần tư thứ nhất; nhà bốn, năm, sáu tạo nên phần tư thứ hai; nhà bảy, tám, chín tạo nên phần tư thứ ba; và nhà mười, mười một, mười hai tạo nên phần tư cuối cùng. Dĩ nhiên có nhiều thông tin giá trị sẽ bị mất đi, nhưng việc phân tích theo phần tư chắc chắn mang lại những ý nghĩa hình tượng hữu ích. Hệ thống này hiếm khi gặp trục trặc nếu có hành tinh nằm ở đầu hoặc cuối một phần tư, bởi phần lớn các hệ thống nhà có cùng một vị trí AC/DC và MC/IC [xin giữ nguyên cách gọi trong tiếng anh vì không muốn dịch MC là Thiên Đỉnh.]

Bài có thể cùng chủ đề:  Đặc tính của các hành tinh, như luôn luôn vẫn thế

Có một phương pháp, hay triết lý, được đề ra bởi hai chiêm tinh gia Moore và Douglas, chính là phân tích hành tinh gần đỉnh nhà như một yếu tố gắn kết hoạt động của hai nhà lại với nhau. Chẳng hạn như, một hành tinh nằm ở cuối nhà một, gần đỉnh nhà hai sẽ gắn kết ý thức về bản thân của mình với tài sản, năng khiếu, khả năng và lòng tự trọng của họ. Cụ thể hơn, ví dụ như hành tinh đó là sao Thủy. Thì trong trường hợp đó, cách cá nhân này sẽ định danh bản thân mình sẽ đi liền với khả năng tư duy, giao tiếp, hoặc trao đổi.

Một hành tinh nằm ở cuối nhà hai, gần đỉnh nhà ba cho thấy những tài sản và khả năng nhất định của người này (nhà hai) sẽ hữu dụng trong mối quan hệ của họ với anh chị em, môi trường xung quanh, việc giao tiếp, và những cơ hội liên quan đến những năm giáo dục đầu đời (nhà ba). Và giả dụ như, hành tinh này cũng là sao Thủy, người này sẽ tiếp cận với những vấn đề của nhà ba bằng trí óc, họ có thể khá cởi mở với anh chị em, hàng xóm và cộng đồng địa phương.

Một hành tinh nằm ở cuối nhà ba, gần đỉnh nhà bốn cho thấy những hoạt động của nhà ba, tức những hoạt động liên hệ đến họ hàng, hàng xóm và cộng đồng địa phương sẽ ảnh hưởng đến gia đình và làm nhạy bén thêm nhận thức của họ về mái ấm, về cảm giác gắn bó, và những truyền thống trong dòng họ hay dân tộc (nhà bốn).

Bài có thể cùng chủ đề:  Cung, Nhà, Hành tinh: Công thức Cơ bản

Diễn giải của hai chiêm tinh gia Moore và Douglas về các hành tinh nằm giữa hai nhà tiếp tục với mỗi đỉnh nhà cho đến điểm mọc hay đỉnh nhà một. Một hành tinh nằm cuối nhà mười hai và sát mép nhà một có thể chỉ một tính cách hay một khả năng trỗi dậy từ bên dưới những gì đang diễn ra, từ vô thức, hoặc từ một kiếp sống trước đó; tính cách này ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm nhận của về bản thân của một người, và nó luôn vuột khỏi những cố gắng kiểm soát từ phía ý thức đến những hoạt động được biểu trưng bởi hành tinh đó. Tôi nhận thấy rằng sử dụng những diễn giải về một hành tinh lấp lửng giữa hai nhà giúp chúng ta xác định những biểu tượng chiêm tinh một cách cụ thể, rõ ràng hơn, và rõ là nó giúp ích cho cá nhân hoặc cho khách hàng.

__

Tiến sĩ Gene Collins là một chiêm tinh gia và nhà trị liệu tâm lý đã qua đào tạo chuyên môn. Ông đã gắn bó và thực hành chiêm tinh trong hơn 45 năm. Luận án và nhiều tiểu luận khác của ông đã góp mặt trong nhiều tạp chí chuyên môn tâm lý học. Bên cạnh đó, ông còn là tác giả của những tựa sách chiêm tinh khác: Cosmopsychology – The Psychology of Humans as Spiritual Beings (2009), Cosmopsychology – A Holistic Approach to Natal Astrology (2011), v.v..

__

Bài dịch trích từ Cosmopsychology: The Psychology of Humans as Spiritual Beings (Xlibris, 2009), đăng tải với sự đồng ý của tác giả.

© Gene Collins

Ảnh: Aviva Rowley

 

Write a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *